Diễn Đàn Cựu Học Sinh Lưu Đình Chất
Diễn Đàn Cựu Học Sinh Lưu Đình Chất
Diễn Đàn Cựu Học Sinh Lưu Đình Chất
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Nơi Học Sinh Lưu Đình Chất Tụ Hội
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Liên Kết
thanhhoatech
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Top posters
cauchubuon
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Vote_lcap1Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Voting_bar1Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Vote_rcap1 
Admin
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Vote_lcap1Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Voting_bar1Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Vote_rcap1 
thanhhoa_tech
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Vote_lcap1Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Voting_bar1Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Vote_rcap1 
caubeyeudoi
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Vote_lcap1Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Voting_bar1Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Vote_rcap1 
skaigame
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Vote_lcap1Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Voting_bar1Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Vote_rcap1 
lethanhb5
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Vote_lcap1Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Voting_bar1Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Vote_rcap1 
thptluudinhchat.net
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Vote_lcap1Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Voting_bar1Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Vote_rcap1 
Latest topics
» 4rum Lưu Đình Chất
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Icon_minitimeThu Apr 12, 2012 5:10 pm by thptluudinhchat.net

» Anh em có ai chơi MU không, ai choi MU cứ Pm mình
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Icon_minitimeMon Apr 02, 2012 8:06 pm by Admin

» nhắn tìm các bạn 12B5 khóa 2003-2006
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Icon_minitimeTue Jun 14, 2011 3:51 pm by cauchubuon

» Làm sao thi tốt nghiệp đạt kết quả cao?
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Icon_minitimeMon May 23, 2011 8:07 am by cauchubuon

» Thi tốt nghiệp: Cần nắm bốn kỹ năng
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Icon_minitimeMon May 23, 2011 8:05 am by cauchubuon

» Ôn chắc, thi tốt
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Icon_minitimeMon May 23, 2011 8:04 am by cauchubuon

» chuc cac si tu mua thi
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Icon_minitimeTue May 17, 2011 6:54 am by cauchubuon

» Nộp hồ sơ tại trường, nhận giấy báo ở đâu?
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Icon_minitimeTue May 17, 2011 6:46 am by cauchubuon

» Sự “vô tâm” của web
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Icon_minitimeFri May 13, 2011 7:57 am by cauchubuon


 

 Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới

Go down 
Tác giảThông điệp
cauchubuon




Tổng số bài gửi : 53
Points : 48060
Join date : 16/04/2011

Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Empty
Bài gửiTiêu đề: Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới   Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới Icon_minitimeMon Apr 25, 2011 3:19 pm

Điểm khác biệt giữa bài thi ĐH môn Hóa học so với các môn Toán-Lý là phần tính toán của Hóa đơn giản. Tuy nhiên môn Hóa thường phải nhớ kiến thức lý thuyết nhiều…Gợi ý của thầy Nguyễn Thế Anh, giáo viên Trường THPT Hà Nội – Amsterdam cho những thí sinh có khát vọng thi ĐH khối A, B năm 2010.
Điểm khác biệt giữa bài thi Hóa so với các môn Toán – Lý là phần tính toán của Hóa đơn giản. Tuy nhiên môn Hóa thường phải nhớ kiến thức lý thuyết nhiều.
Bài toán thường gắn liền với các định luật hoặc lý thuyết tổng quát, mức độ khái quát cao. Nắm tốt các lý thuyết tổng quát sẽ giúp các em làm tốt 70% số câu hỏi.
Phần còn lại nằm vào các trường hợp đặc biệt cần phải nhớ hoặc cần suy luận phụ thuộc vào năng lực của từng học sinh cụ thể.
Các em nên làm đề cương và nắm chắc các lý thuyết tổng quát: Thuyết axit-bazơ, phản ứng oxi hóa khử – thế điện cực chuẩn, thuyết điện li của phần hóa học vô cơ và đại cương, thuyết cấu tạo hóa học ở phần hữu cơ. Định luật tuần hoàn để xác định tính chất hóa học cơ bản, định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron và bảo toàn nguyên tử để giải bài tập.
Không học tủ bất kì phần nào mà xác định trọng lượng của từng phần theo phân phối số lượng câu hỏi theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Đề thi trắc nghiệm môn Hóa học thông thường gồm ½ là câu hỏi lý thuyết và ½ là bài tập tính toán. Để làm bài tốt thì cần ôn tập đầy đủ phần lý thuyết kiến thức trong sách giáo khoa (SGK). Một điều chắc chắn là đề thi không được phép ra ngoài chương trình SGK nên học sinh không cần sa đà vào các kiến thức khó ngoài SGK mà cần ôn tập đầy đủ các kiến thức chính.
Cách tốt nhất là học sinh nên tự làm đề cương để kiểm soát phần nào còn thiếu, yếu hoặc chưa hiểu kĩ.
Về bài toán hóa học thì việc tính toán không quá phức tạp, hầu hết đều có thể đưa về 1 phương trình hay hệ phương trình toán học đơn giản. Nắm chắc các phương pháp trung bình, phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp bảo toàn electron, phương pháp bảo toàn điện tích sẽ giúp ích rất nhiều.
Trong một số trường hợp học bài toán hóa học cho số chia không hết (ví dụ 89/3) học sinh thường làm tròn và có thể dẫn đến một kết quả sai, lời khuyên là các em nên tính toán với phân số.
So với số thí sinh dự thi thì số thí sinh đạt điểm tuyệt đối quả là ít nhưng không phải là không thể đạt điểm 10. Có nhiều học sinh nắm chắc kiến thức và có thể làm đúng hoàn toàn bài thi. Các em thường có những sai sót cơ bản mất 0,25-0,5 điểm và do vậy không đạt được điểm tuyệt đối.
Để tránh mất 0,25-0,5 điểm đối với những câu các em nghi ngờ kết quả thì có thể kiểm tra lại. Bài tập tính toán thì thay kết quả vào kiểm tra lại. Đối với câu hỏi lý thuyết thì cố gắng dùng phương pháp loại trừ để kiểm tra lại kết quả.
Việc làm đề thi ĐH được chuẩn bị kĩ lưỡng, gồm nhiều giáo viên có kinh nghiệm cũng như kiến thức rất giỏi do vậy các em không nên có tâm lý nghi ngờ đề sai. Khi giải bài tập không có đáp án A, B, C, D thì hầu như các em đã giải sai. Bình tĩnh kiểm tra lại và loại trừ các đáp án mà các em xác định chắc chắn sai. Từ đó khả năng tìm câu trả lời sẽ cao hơn và không bị mất điểm.
Để không bị mất bình tĩnh các em nên ôn tập thật tốt, kiến thức nắm chắc thì sẽ tự tin. Khi làm bài có thể gặp câu hỏi mà phần kiến thức về nó các em học chưa kĩ. Hãy bỏ qua và làm câu khác. “Đừng bao giờ làm lần lượt từ trên xuống dưới”, tìm câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không mất quá nhiều thời gian vào một câu (theo ý kiến riêng của tôi là không mất quá 2 phút cho 1 câu, sau khi giải quyết hết câu khác mà còn nhiều thời gian thì mới tập trung giải quyết sau).
Một số điểm lưu ý khi làm bài thi môn Hóa học: Viết và cân bằng phương trình hóa học chính xác; Tính toán bằng phân số nếu gặp số không chia hết; Triệt để sử dụng phương pháp loại trừ để thu nhỏ các phương án cần lựa chọn; Cần kiểm tra lại các phương án mà các em lựa chọn.
Cuối cùng phải chú ý đến các dữ kiện đề bài để tránh nhầm lẫn. Câu hỏi trắc nghiệm chỉ có một đáp án đúng duy nhất nên các bài tập xét trường hợp thì chỉ có 1 trường hợp đi tới kết quả đúng, các em xét 2 trường hợp, một đã ra kết quả thì không phải xét trường hợp còn lại.
Về Đầu Trang Go down
 
Kinh nghiệm thi: Đừng bao giờ làm từ trên xuống dưới
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Kinh nghiệm đậu đại học sau khi thi rớt
» Kinh nghiệm trình bày lời giải bài toán thi đại học
» 3 cái... "Đừng" này là con trai nên lưu ý lắm đấy nhé.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Cựu Học Sinh Lưu Đình Chất :: Tin Giáo Dục-
Chuyển đến